Mất ngủ là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị ?

Định nghĩa và phân loại của mất ngủ:

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau như khó khăn khi vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh dậy vào giữa đêm, và không thể quay lại giấc ngủ bình thường. Người mắc mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ mặc dù không thể ngủ được, và điều này ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và cuộc sống hàng ngày của họ.

Tình trạng mất ngủ có thể được phân loại thành hai dạng chính:

  • Mất ngủ cấp tính: Đặc điểm của mất ngủ này là không thường xuyên xảy ra và không kéo dài quá 3 tháng.
  • Mất ngủ mạn tính: Đây là loại mất ngủ thường xuyên tái phát, lặp lại nhiều lần và kéo dài từ 3 tháng trở lên.

Các dấu hiệu của mất ngủ:

Mất ngủ thường đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Khó ngủ ban đêm.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy sớm vào buổi sáng.
  • Cảm giác không tỉnh táo hoặc cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
  • Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và gặp khó khăn trong việc ngủ lại.

Nguyên nhân mất ngủ

Mất ngủ có thể có nhiều nguyên nhân gây ra như:

  1. Vấn đề về căng thẳng tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần: Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc các sự kiện gây sang chấn tâm lý(như ly hôn, mất người thân, mất việc làm) thường dẫn đến mất ngủ.
  2. Thói quen ngủ không tốt: Ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không đều, và sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể làm cho việc vào giấc ngủ trở nên khó khăn.
  3. Thức ăn và thời gian ăn uống: Ăn quá nhiều vào buổi tối có thể gây khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng, và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  4. Thay đổi nhịp sinh học: Đi du lịch hoặc di chuyển đến quốc gia khác có múi giờ khác, di chuyển trên máy bay qua nhiều múi giờ, hoặc thay đổi giờ làm việc thường xuyên cũng gây mất ngủ.
  5. Tình trạng y tế và sử dụng thuốc: Bệnh mãn tính (như bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa) và sử dụng các loại thuốc (như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn) cũng có thể gây mất ngủ.
  6. Tuổi tác: Người già thường khó ngủ hơn và dễ thức giấc giữa đêm hơn so với người trẻ.
  7. Chất kích thích: Nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà có thể khiến mất ngủ.
  8. Hoạt động thể chất: Thiếu hoạt động thể chất có thể gây mệt mỏi, uể oải và làm khó ngủ vào ban đêm.

Tác hại của bệnh mất ngủ

Tình trạng mất ngủ, dù là thoáng qua hay mãn tính, đều gây ra những tác hại không mong muốn:

  1. Tinh thần không tỉnh táo: Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi và không thể tập trung vào công việc hoặc học tập.
  2. Buồn ngủ và kém linh hoạt: Mất ngủ ảnh hưởng đến tinh thần, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn ngủ và không linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày.
  3. Cơ thể mệt mỏi và cáu gắt: Thiếu giấc ngủ đủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, tăng cảm giác cáu gắt và khó kiểm soát tâm trạng.
  4. Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và học tập: Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung, gây ra sai sót trong công việc và học tập.
  5. Nguy cơ tai nạn khi lái xe và vận hành máy móc: Tinh thần không tỉnh táo do mất ngủ có thể dẫn đến tai nạn khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Cách điều trị mất ngủ

Cách điều trị khó ngủ có thể bao gồm các phương pháp không sử dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng khó ngủ.

Các phương pháp điều trị như là:

  • Thay đổi thói quen ngủ: Cải thiện thói quen ngủ bằng cách duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ thoải mái như đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ, tối và yên tĩnh, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ… Đây là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
  • Tư vấn tâm lý: Tư vấn tâm lý có thể giúp vượt qua các vấn đề tinh thần liên quan đến triệu chứng khó ngủ như lo âu hoặc trầm cảm.
  • Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp điều trị tạm thời tình trạng khó ngủ. Ngoài ra, cũng có một số loại thuốc ngủ không kê đơn như melatonin có thể hỗ trợ việc ngủ sớm hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn và thăm khám của bác sĩ và không nên tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự hướng dẫn.
  • Điều trị các bệnh liên quan: Khó ngủ có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác nhau như bệnh hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, đột quỵ, bệnh cơ xương khớp… Bác sĩ sẽ đánh giá nguyên nhân và điều trị kiểm soát các bệnh liên quan để giải quyết tình trạng khó ngủ.
  • Thay đổi lối sống: Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, hạn chế sử dụng chất kích thích…
  • Bổ sung các tinh chất thiên nhiên từ quả việt quất và bạch quả có thể giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả bằng cách tăng cường tuần hoàn máu não.

Nếu bạn và người thân có các vấn đề trên thì hãy gọi đến Trung tâm tâm lý ANH – Việt – MỸ, ở đây bao gồm các nhà tâm lý hàng đầu cả nước cùng với các bác sĩ giỏi đến từ BV Bạch Mai, BV Đại học Y Hà Nội để đánh giá và tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn.

Có 1 tin vui cho các bạn là trung tâm tâm lý Anh việt mỹ là trung tâm hướng tới cộng đồng, trung tâm có hàng trăm suất tư vấn và điều trị miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhanh tay gọi đến trung tâm qua SĐT 096.789.8413 để được đặt chỗ trước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *